-
Your title1
Your content1 -
Your title2
Your content2 -
Your title3
Your content3 -
-
Phát huy thế mạnh nhờ liên kết Theo đánh giá của các nhà khoa học tại hội thảo, mặc dù nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp đã chủ động hợp tác với nhau trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Lí giải về điều này, GS. TS. Nguyễn Trọng Giảng, hiệu trưởng trường đại học bách khoa Hà Nội cho rằng, các nhà khoa học thường không giỏi nắm bắt nhu cầu của thị trường nên các sản phẩm nghiên cứu có thể hiệu quả về mặt kỹ thuật, nhưng thị trường không chấp nhận vì chưa đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế. Trong khi các doanh nghiệp làm rất tốt việc này nhưng lại thiếu dây chuyền công nghệ đủ sức cạnh tranh với thị trường. Do đó, mối liên kết giữa nhà khoa học- viện/trường -doanh nghiệp là cần thiết để phát huy thế mạnh của mỗi bên. “Mối liên hệ này phải có sự gắn kết, hỗ trợ nhau. Bởi nếu chỉ có doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học mà nhà khoa học không chủ động tìm đến doanh nghiệp thì đôi khi sẽ không có những sản phẩm nghiên cứu cho mình”, giáo sư nói. Tuy nhiên, để mối liên kết ấy phát triển theo chiều hướng có lợi cho các bên thì PGS. TS Đỗ Xuân Thành, giám đốc khoa học trung tâm R&D Rạng Đông cho rằng có 5 yếu tố cốt lõi quyết định thành công trong liên kết này. Đó là vai trò của người đứng đầu và cách thức xây dựng lòng tin giữa hai phía, có phương pháp để mối liên kết phát triển hiệu quả; Phải tri thức hóa đội ngũ công nhân, thực tiễn hóa đội ngũ tri thức; Xây dựng mô hình liên kết hợp lý, linh hoạt, mềm dẻo, lấy hiệu quả của đổi mới sáng tạo làm cốt lõi; Cần hài hòa lợi ích của các bên, hướng tới lợi ích lâu dài từ kết quả của đổi mới sáng tạo và cuối cùng là sự quan tâm của các cơ quan quản lý, đưa đổi mới sáng tạo từ viện, trường đi vào thực tiễn, trở thành sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Từ cuối năm 2007, Viện đào tạo quốc tế về Khoa học Vật liệu, Viện Tiên Tiến Khoa học và Công nghệ (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã phối hợp đề xuất và được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang ba màu và bột điện tử micro, nano sử dụng để chế tạo đèn huỳnh quang và huỳnh quang compact tiết kiệm điện năng”.
Sự thành công từ những dự án hợp tác KH&CN đã phát huy tích cực trong việc đưa nghiên cứu khoa học vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Năm 2009 các chuyên gia của phòng thí nghiệm chung của Rạng Đông đã phát triển công nghệ chế tạo thu hồi và tái chế bột huỳnh quang, chỉ riêng với công trình này hàng năm đã tiết kiệm cho công ty hàng chục tỷ đồng. |
Công nghệ khuôn khô: Trong công nghệ khuôn khô thì nếu như khuôn tươi được đem sấy trong lò sấy khoảng 5h trước khi rót cũng được gọi là một loại khuôn khô
Ở đây xin giới thiệu với các bạn công nghệ khuôn cát nước thuỷ tinh đóng rắn bằng khí cácboníc. Nước thuỷ tinh hay còn gọi là dung dịch silicat natri được trộn vào cát rồi đem giã khuôn. Sau khi khuôn đã giã xong thì xịt khí cácboníc để khuôn rắn lại. Đó là do phản ứng hoá học giữa silicat natri và khí cácboníc và nước ( phản ứng giữa kiềm và axit) Công nghệ khuôn cát nước thuỷ tinh dễ làm, dễ sử dụng, sản phẩm có độ dôi gia công ít hơn, khuôn rắn chắc đã được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các công ty đúc trên toàn quốc. Chỉ có nhược điểm là vấn đề tái sinh cát là phải lưu ý
Công nghệ khuôn mẫu cháy
Đây là công nghệ thuộc vào hàng mới hơn so với phương pháp truyền thống. Để đúc 1 sản phẩm, chúng ta cần chế tạo sản phảm đó bằng polyesteron, sau đó cho vào khuôn và đổ cát khô vào, kết hợp với việc hút chân không, khuôn sẽ cứng vững. Khi rót kim loại vào khuôn, mẫu Polyesteron sẽ cháy và kim loại lỏng điền đầy khuôn (Có thể dẽ dàng tham khảo thực tế tại nhà máy Cơ Khí Hà Nội, Viện Công Nghệ 25 Vũ Ngọc Phan)
Ngoài ra với công nghệ làm lõi khô và thiêu kết được làm trên máy tự động cho năng suất và hiệu quả cao
Công nghệ khuôn cát nhựa
Đây là công nghệ mới với cát đã được nhà máy sử lý bao bọc 1 lớp nhựa. Khi sản xuất đem trộn cát với axit formaldehit, sẽ được khuôn cát nhựa đóng rắn nguội, hoặc khuôn cát đem nung nóng sẽ được khuôn cát nhựa đóng rắn nóng
Công nghệ Furan
Đây là dây chuyền công nghệ mà các công ty Nhật bản ưa chuộng vì cát sẽ được trộn với nhựa Furan và axit, khuôn sẽ đóng rắn rất tốt, sản phẩm có độ nhẵn bóng bề mặt nhưng vấn đè khó khăn là ô nhiễm môi trường làm việc vì mùi nhựa Furan rất độc
Theo-solutionandmachinestore.info
Chuyên mục phụ
-
Tin công nghệ
hggfgf -
Bản tin Smika
Bản tin Smika
-
Tin kinh tế xã hội
Bản tin kinh tế xã hội